Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

Nhạc sầu vương vấn


(thuận nghịch độc)
đọc xuôi:

Trời nhạt bóng vân sắc rọi mây
Liễu xanh cùng gió hợp duyên vầy
Rơi rung cánh phượng màu sâu thẳm
Đọng lắng hồn hoa ánh biếc say
Lời chậm khúc ngâm môi giọng vút
Tiếng trầm người hát suối trăng đầy
Trôi dòng nhạc gửi tâm xao xuyến
Người đến nhớ tình lệ đẫm tay

đọc ngược:

Tay đẫm lệ tình nhớ đến người
Xuyến xao tâm gửi nhạc dòng trôi
Đầy trăng suối hát người trầm tiếng
Vút giọng môi ngâm tiếng chậm lời
Say biếc ánh hoa hồn lắng đọng
Thẳm sâu màu phượng cánh rung rơi
Vầy duyên hợp gió cùng xanh liễu
Mây rọi sắc vân bóng nhạt trời

Đông Hòa
26.07.2008

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

Thành phố không tình yêu...

Thành phố một chiều mưa
Lòng người ướt sũng
Hơi lạnh ngập tràn

Ôi vòng quay số phận
đưa ta về đâu
trong chiều mưa gió...

Giữa muôn vạn ánh đèn
mắt ai lóng lánh
giọt buồn long lanh

Thành phố không tình yêu
nụ cười ướt sũng
ta khẽ tan ra

Muốn tìm một bàn tay để nắm
gục vào vai ai
bất chợt trên đường

Nhưng bàn tay không giữ được tình yêu
Mưa trôi đi
gió trôi đi
tình yêu trôi đi

Chỉ còn lại giữa tim mình đâu đó
chút hơi ấm cuối cùng
còn sót lại qua ngày
sau những cơn mưa...

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

Túy Ca - Tình Khúc Người Say

Túy Ca - Tình Khúc Người Say - 6

Trăng mười sáu tại sao mà ủ rủ
Mà hắt hiu trên ngọn liễu la đà
Nhìn lại tình nay cất cánh bay xa
Cho mộng ảo vẫn chỉ là ảo mộng
Và em nay còn chăng là chiếc bóng
Chiếu chập chờn trong mỗi lúc anh say
Ác chi em mà lại hiện lên đây
Tha anh nhé, tim anh đà kiệt quệ.

Phạm Doanh

_________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Niềm Đau Vong Quốc

Mùa Đông Xứ Lạ

Một trời mưa tuyết trắng mênh mông
Tuyết phủ không gian ngập cánh đồng
Hàng cây không lá điêu tàn lạ
Buốt lạnh đêm về ngọn gió đông
Chiếc áo ngự hàn không đủ ấm
Gió lạnh đôi tay, gió lạnh lòng
Ngày lại qua ngày trên đất khách
Xa nhà người có nhớ nhà không?

Phạm Doanh
______________________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Một lần lạc lối, một đời băn khoăn

Người ngồi đối diện bức tường vôi
Tự hỏi vì sao cả cuộc đời
Chẳng có mối tình nào trọn vẹn
Để cho tâm tưởng ấy mù khơi
Đếm ngày hoa mộng chưa đầy ngón
Nghe nỗi cô đơn đã ngút trời
Bóng tối loang dần che khuất mặt
Phù sinh viễn mộng ... hãy quên thôi!

Phạm Doanh

_________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Chàng hoạ sĩ vẽ chân dung người yêu

Anh hứa với em đã thật lâu
Rằng anh xin gửi chút nhiệm màu
Vào đôi tay này, đôi má thắm
Với nụ cười tươi, đáy mắt sâu

Ơi chàng hoạ sĩ vẽ chân dung
Em muốn xin anh tự đáy lòng
Nếu vẽ nụ cười em gái nhỏ
Thì nhớ vẽ thêm nét trăm năm

Ơi chàng hoạ sĩ vẽ chân dung
Muốn vẽ má em tươi nắng hồng
Hãy vẽ thêm một vầng cổ tích
Đôi má pha sương cũ mười năm

Ơi chàng hoạ sĩ vẽ chân dung
Khi vẽ mắt em đẹp lạ lùng
Xin vẽ thêm vài chân chim nữa
Là nét bao dung của nhân tâm

Ơi chàng hoa sĩ vẽ chân dung
Môi em mỉm cười tựa đoá hồng
Xin vẽ thêm vào đôi môi ấy
Một nét ưu tư của xa xăm

Ơi chàng hoạ sĩ vẽ chân dung
Anh vẽ người yêu của trái tim
Xin vẽ ánh trăng vào mái tóc
Ánh bạc yêu thương trọn trăm năm

Khi em không còn những hồng nhan
Anh nhìn em đẹp giữa hoang tàn
Một nét trăng rằm in đáy mắt
Chắc là hoàn thiện bức chân dung.

Mai Khoa, 27/5/2008

Thơ Đường Luật Phạm Doanh

Sáng nay thấy trong gương

Sáng nay thức dậy thấy trong gương

Khuôn mặt hằn lên những chán chường
Hăm mấy năm rồi sầu viễn xứ
Bốn mươi tuổi lẻ hận ly hương
Công danh chưa trọn dài đơn bóng
Sự nghiệp không xong lỡ nửa đường
Có phải vết nhăn vì bão nỗi
Hay vì năm tháng xế tà dương.

Phạm Doanh

_________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

Mười cơn dị mộng

Mộng Giao

Nệm chăn hằn nếp,
nát nhầu
Từ nơi huyền hoặc
gợi mầu liêu trai
Xác xơ yêu mị lạc loài
Qua cơn hư cấu
mệt nhoài xác thân
Tỉnh lai,
ảo diệu,
ngại ngần
Chợt nghe tâm tưởng đã gần hồi sinh
Chân trời hé ánh bình minh
Gió,
mồ hôi lạnh,
biết mình mộng giao.

Phạm Doanh


_________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Thoáng một chút Thiền

Tà Niệm

Xếp chân làm bộ như thiền
Mà nghe tà niệm còn nguyên đáy lòng
Bóng hồ ly, gió lạnh phòng
Thướt tha áo mỏng ngực trần lả lơi
Bài kinh học mãi quên lời
Vòng tay thèm một thân người mảnh mai
Hình như trời sáng bên ngoài
Nhắm hay mở mắt cũng hoài công tu.

Phạm Doanh


_________________
Ta,
người chưa diệt chữ Tình
Mong gì ngộ, giác
giữa thinh không này.

Tiếng Lòng


















SÔNG TRĂNG Tranh sơn dầu Vũ kim Thanh


QUÊ HƯƠNG

Về với quê hương
Gạn bớt gió sương pha màu trên tóc Mẹ
Mẹ tôi... Như cánh cò bay lẻ!!!
Đón cơn mưa.

Về với quê hương
Cồn cào nhớ những buổi trưa
Nơi có bụi tre đu đưa đánh võng
Đất nhẵn lỳ mài thủng miếng kê mông
Ô ăn quan đầy túi vỏ ốc đồng.

Về với quê hương
Nhớ cô gái tuổi hồng
Má cứ ửng khi gió đông hây hẩy,
Chân sáo líu lo trên đường quê bay nhảy
Chẳng biết buồn chỉ thấy tết cả năm,
Đầy ắp ước mơ, tròn vạnh tuổi trăng rằm.

Về với quê hương
Con mắt hồ thu đằm bao nhung nhớ
Nhiều trẻ trai một thủa muốn nghiêng mình.
Nhớ cây si, giếng nước sân đình
Nhớ tiếng trống thùng thình đêm trăng sáng;
Động mái chèo khua
Sóng sánh vàng ai lai láng rắc trên sông.

Về với quê hương
Như có thần tiên đưa ta vào giấc mộng Sao
Thần Nông chứng kiến một mối tình,
Tàu lá che sương mà nên chồng vợ
Đắm đuối bờ sông hết lở lại bồi,

Thời gian theo nước chảy xuôi
Chỉ tình yêu mãi như thời nguyên sơ
Như thuyền vỗ sóng ước mơ
Như Ba Vì với nàng thơ sông Hồng.

Kim Giang

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008

16/Ngựa gổ thần kỳ.

Trong một khu vườn thiếu nhi, có rất nhiều ngựa gổ. Mỗi ngày, các bạn nhỏ từng tốp rồi từng tốp chạy đến cưỡi ngựa gổ. Từng con từng con ngựa gổ lắc lư lắc lư “lộp cộp lộp cộp”, tiếng cười của các bạn nhỏ “khanh khách khanh khách”không dứt, vui quá đi. Nhưng, có một con ngựa gổ lại đờ mặt cô độc đứng ở một bên, không có ai để ý đến nó. Đây là một con ngựa vừa cũ vừa rách nát, lớp sơn trên mình nó đã bị bong tróc, có mấy miếng ván gổ đã bị hư rồi, lộ ra một cái lỗ to….từ trên mình nó một lớp bụi đang phủ, có thể biết, đã lâu không có người cưỡi nó.
Một hôm sáng sớm, trong vườn thiếu nhi im phăng phắc, chỉ có một ông lão làm vệ sinh đang quét rác, trong tiếng chổi “lạo sạo, lạo sạo”. Ông ta quét, quét, quét đến trước mặt từng con từng con ngựa gổ, bổng nhiên ông ta nghe có tiếng thở dài. Ông ta nhìn qua nhìn lại, không thấy có một bóng người, cảm thấy rất kỳ lạ.
“Ôi!” lại có một tiếng nói. Lần này, ông ta nghe rõ: thì ra, là từ trong miệng con ngựa gổ vừa cũ vừa rách đó phát ra! Ông ta đi đến trước mặt con ngựa gổ này, thì thấy trong mắt của nó nước mắt đang rơi “lách cách lách cách” trên đất.
“Này ngựa gổ, ngươi có việc gì đau buồn vậy?” Ông ta hỏi.
Ngựa gổ mở miệng nói: “ta cô độc quá, các bạn nhỏ đều không để ý đến tôi, ngày hôm nay, ông có thể cưỡi tôi một chút được không, một phút thôi cũng được.”
“Được chứ,” ông lão làm vệ sinh cảm thấy nó tội nghiệp quá, liền gật gật đầu. Ông ta dùng bàn tay phủi một cách nhẹ nhàng lớp bụi trên mình nó, cưỡi lên lưng nó, lắc lắc.
Con ngựa gổ cười rồi, nó đang đung đưa “lộp cộp lộp cộp”, giống như đang chạy trên đồng cỏ bao la. Đang đong đưa, đong đưa, ông lão làm vệ sinh bổng nhiên phát giác thân hình của mình từ từ biến nhỏ. Ông ta rờ rờ trên cằm, râu không còn mọc nữa; lại sờ sờ trên đầu, vừa rồi trên đầu trơn bóng lại mọc đầy tóc, nhổ xuống một cọng nhìn, là màu đen sẫm, vừa mãnh vừa mềm.
“A ha, ta biến thành trẻ nhỏ rồi.” Ông ta vui mừng quá kêu lên.
Ông ta cưỡi một hồi, rồi mới nhảy xuống khỏi ngựa gổ. Một cái “vù” thân mình của ông ta lại biến to lớn trở lại, trên đầu vẫn trơn bóng, lớp râu trên cằm lại mọc trở lại, tất cả đều biến trở lại hình dáng ban đầu.
“Thật là một con ngựa gỗ thần kỳ!” Ông ta đang vuốt ve ngựa gổ một cách nhẹ nhàng nói.
Từ đấy về sau, ông lão làm vệ sinh sáng sớm mỗi ngày đều đến nơi này, cưỡi cưỡi con ngựa gổ, biến trở lại thành trẻ nhỏ tìm một chút niềm vui.
Sự việc này, rất nhanh bị mấy lão ông lão bà đang đánh quyền trên sân cỏ bên ngoài phát hiện. Họ đi vào khu vườn thiếu nhi, nói với ông lão làm vệ sinh: “cho chúng tôi cưỡi con ngựa này được không?”
“Việc này, tôi phải hỏi lại ngựa gổ, xem nó có đồng ý không?” Ông lão làm vệ sinh nói. Ông ta đi đến trước mặt con ngựa gổ, vừa dứt lời, con ngựa gổ gật gật đầu nói: “được thôi, được thôi, mời họ mau đến cưỡi đi!”
Thoắt một cái, lão ông và lão bà từng người từng người chạy đến, tranh nhau muốn cưỡi ngựa gổ. Ông lão làm vệ sinh vội vàng nói: “khoan đã, các ông các bà nên xếp hàng giống như các bạn nhỏ, theo thứ tự mà cưỡi mới được.”
“Hay, hay!” mọi người nhanh chóng xếp vào hàng. Có một lão bà xếp ở hàng đầu, bà ta cưỡi lên ngựa gổ một cách vui hớn hở, lắc lư “lộp cộp lộp cộp”. A, bà ta đã biến thành một cô bé gái xinh đẹp!
“Hì hì, làm cô bé gái thật là vui!” Bà ta cưỡi liên tục, không muốn bước xuống.
Lần này, người khác đợi lâu rồi, nói lớn lên: “bà mau xuống đi, để cho chúng tôi còn cưỡi chứ!”
“Hãy đợi một chút đi, tôi chưa cưỡi xong mà!” Bà ta nói.
“Việc này thì không được!” Có mấy người nóng tính liền kéo bà ta xuống, trật tự trong chốc lát lại loạn lên.
Ông lão làm vệ sinh vội vàng bê đến một cái đồng hồ, nói với mọi người: “bây giờ quy định, mỗi người chỉ có thể cưỡi 3 phút!”
“Cách này hay đấy!” Mọi người lại nhanh chóng vào hàng.
Lão ông và lão bà lần lượt cưỡi ngựa gổ, vui không cách nào tả xiết. Người cưỡi qua ngựa gổ, biến trở lại trẻ nhỏ, lại chạy đi nói với lão ông và lão bà ở bên ngoài khu vườn thiếu nhi. Thế là, có rất nhiều lão ông và lão bà đều đến cả. Có một lão bà 77 tuổi đang dìu bà má 99 tuổi đến, còn có lão ông 88 tuổi đang dùng xe đẩy đẩy người cha 108 tuổi cũng đến……trong khu vườn thiếu nhi đều là lão ông lão bà, các bạn nhỏ không có chổ chơi, khóc wa wa.
Người quản lý khu vườn thiếu nhi vội vàng gọi điện thoại cho người quản lý khu vườn người cao tuổi, để cho ông ta mau đưa xe tải đến, đem con ngựa gổ thần kỳ đó chuyển đến khu vườn người cao tuổi.
Ngay trong ngày, xe tải đón đi ngựa gổ, đưa đến khu vườn người cao tuổi. Người quản lý gọi thợ mộc và thợ sơn, ngay trong đêm sữa xong ngựa gổ, còn sơn lại thật là đẹp.
Trời vừa sáng, lão ông và lão bà khắp nơi tuôn về trước cửa khu vườn người cao tuổi, rất nhanh xếp thành hàng . Người quản lý khu vườn dán lên thông cáo: “vì để cho mọi người đều có thể cưỡi ngựa gổ, hiện tại quy định mỗi người hạn chế cưỡi một phút.”
Lão ông và lão bà toàn thế giới đều biết việc này, tới tấp rũ bạn mà đến. Nghe nói lão ông lão bà của Nam cực và Bắc cực, cũng đã nhận được tin này, đang chuẩn bị lên đường đến đấy!

Biển vắng sầu vương bóng tôi

Biển vắng sầu vương bóng tôi

Ngọn gió đi về ngàn khơi vắng
Để lại bờ cát trắng chân xiêu
Để lại người đến buồn giấc liêu
Để tâm hồn người cô đơn quá...
.
Chợt áng mây mang mùa thu lạ
Trải khói sương trên vực biển sâu
Người tình đến hỏi nhau về đâu
Để thấy sóng bủa theo dào dạt
.
Ôi , đời xa tình biết có nhạt
Ôi , em hỡi hay tình quên rồi
Bây giờ sầu này tôi gánh lấy
Bây giờ cõi lòng đàng nát tan


Tiếc thương ngày xưa nụ hôn ấy
Có em và tôi bén duyên đời
Có em và tôi lời nguyện ước
Nhưng hỡi ơi , tình lại xa xôi ...


Đông Hòa
22.07.2008

Biển tình sầu

Biển tình sầu

Biển hỡi ! Sóng mãi trôi về đâu
Nào thấy chăng dấu xưa người ấy
Đã lỡ bước chân khi quay lại
Để nghe đời mình chìm vực sâu

Bờ cát trắng ơi , xin lời ru
Để cho em yên giấc ngủ
Ôi , tấm thân mệt nhoài đã đủ
Ôi , lưng nào trần trụi giữa thu

Tôi đi xa mãi khắp trùng khơi
Đêm hứng hạt mưa trên biển khát
Nghe hoàng hôn quay về ca hát
Đón người trở lại nước mắt rơi ...

Biển hỡi , tiếng lòng tôi còn đây
Lời thét vút cao tầng mây trắng
Tìm chút linh hồn em thấp thoáng
Nén vào tim phút giây ... u hoài

Đông Hòa
22.07.2008

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2008

LÒAI CHIM VÔ TÌNH


Lời của chú Lạc Đà :
Chim Đỗ Quyên không biết làm tổ, cũng không biết ấp trứng, càng không biết nuôi con, lại ngấm ngầm đùn đẩy trách nhiệm này cho loài chim khác thực hiện. Lúc chim Đỗ Quyên sắp sinh trứng , liền len lén bay đến tổ của chim Oanh hoặc chim Hoạ Mi đẻ trứng, sau đó đem trứng trong tổ của chim Oanh hoặc chim Hoạ Mi làm mất đi một trứng, thế là số trứng lại như cũ, che giấu không cho chim Oanh hoặc chim Hoạ Mi biết. Chim Đỗ Quyên mỗi năm chỉ sinh từ 2 đến 10 trứng, cách khoảng vài hôm đẻ một lần. Mỗi lần bay đến một tổ chỉ sinh một trứng. Vì thế mỗi năm chim Đỗ Quyên cần phải phá hoại từ 2 đến 10 tổ chim, cũng là âm mưu giết hại chim non của người khác.

Cô Hoạ Mi đã sắp làm Mẹ. Cô ta ngậm về cành cây và đất sét xây dựng nên một cái tổ vừa ấm áp vừa chắc chắn.
Cùng lúc , cô chim Đỗ Quyên cũng sắp làm Mẹ, nhưng cô ta chả biết phải chuẩn bị gì cả, cả ngày chỉ biết bay qua, bay lại ngắm xem tổ của ai xây xong.
Tổ của chim Hoạ Mi trong rừng sâu xây thật chắc chắn, để cô ta thay mình ấp trứng vậy! Chim Đỗ Quyên trong lòng vừa nghĩ như thế, liền bay về phía tổ chim Hoạ Mi.
Chào chị chim Họa Mi, chim Đỗ Quyên tỏ vẻ thân thiện nói, tôi nghe nói chị đang ấp trứng, nên hôm nay đến thăm chị.
Cám ơn chị! Lúc này chim Hoạ Mi đang chú tâm vào việc ấp trứng, thật lòng không muốn có ai đến quấy rầy.
Tổ của chị xây đẹp qúa, tôi có thể xem qua một chút không?
Nghe chim Đỗ Quyên ca ngợi tổ của mình xây, trong lòng của chim Họa Mi vui hớn hở, liền ung dung đi ra khỏi tổ, để cho chim Đỗ Quyên đi vào.
Chim Đỗ Quyên bắt chước dáng nằm ấp trứng của chim Họa Mi, thả mình nằm xuống. Ôi, thỏai mái qúa! Xin cho tôi nằm thêm một lát.
Một lát sau, chim Đỗ Quyên mới từ trong tổ đi ra, không thèm chào tạm biệt chim Hoạ Mi, thoả dạ bay đi.
Hoạ Mi Mẹ tiếp tục công việc ấp trứng, cô ta chả phát hiện dưới cánh của cô ta có thêm một cái trứng của chim Đỗ Quyên.
Thời gian ấp trứng trôi qua thật chậm! Thật khó lòng kiên nhẫn chờ đợi đến ngày có tiếng mổ dưới lớp vỏ trứng.
A, tiểu Bảo Bảo cuối cùng cũng đã nở rồi! Hoạ Mi Mẹ cúi đầu đẩy cái trứng nhẹ nhàng đi về phía trước, đầu chú chim con nhú ra, nhướng nhướng cặp mắt ngơ ngác hết nhìn bên này, lại nhìn bên kia, lúc lắc thân mình trồi ra khỏi vỏ. Hoạ Mi mẹ giúp con thoát ra khỏi vỏ trứng. Nào, xem nào, chú nhóc con sinh ra thật khoẻ mạnh! Cô ta trìu mến ngắm nhìn đứa con đầu lòng, dùng mỏ vuốt ve lớp lông mao vừa to vừa rối của cậu con trai.
Chú chim này so với các chú chim non khác khi ra khỏi vỏ to lớn khác thường. Hoạ Mi Mẹ nào có biết, đứa con trai đầu lòng của cô ta lại chính là chú chim Đỗ Quyên con.
Vài hôm sau, có thêm ba trứng nữa đã nở, Hoạ Mi Mẹ rất hạnh phúc, mỗi ngày sáng bay ra khỏi tổ, tối bay trở về, tìm kiếm thức ăn cho bốn đứa con. Sở thích ăn uống của chim Đỗ Quyên thật khỏe, lúc nào ăn cũng không no. Vì giành thức ăn với các em trai và em gái, một hôm, chú ta tranh thủ lúc Hoạ Mi Mẹ ra ngoài tìm thức ăn, nhẫn tâm đạp ba chú Hoạ Mi con ra ngoài khỏi tổ.
Mất đi ba chú chim non, Hoạ Mi Mẹ dành hết tình cảm cho chú chim Đỗ Quyên con. Cô ấy thà chịu đói, cũng đem thức ăn cho chú Đỗ Quyên ăn.
Chim Đỗ Quyên con ngày ngày một lớn, còn Họa Mi Mẹ ngày ngày già đi, lúc Mẹ Hoạ Mi bay không nổi thì cũng là lúc chú chim Đỗ Quyên giương đôi cánh cứng mãi mãi bay xa Họa Mi Mẹ.
Hoạ Mi Mẹ trông thật đau thương, cô ta không muốn tin đứa con mà mình khổ cực nuôi lớn, lại là một loài chim vô tình, vong ân bội nghĩa.

Dạo chơi cùng thơ

XUÂN CẢM

Rượu xuân ta uống,uống xuân ta
Phiêu diêu sông núi mấy Tản Đà.
Thông reo Nguyễn Trãi hồn xanh lá
Suối đá rêu phong hoa vẫn hoa..!

Rượu xuân ta uống, uống xuân ta
Đỏ trời hoa lửa trắng ngân hà
Ven rừng hương khói trong sương giá
Ai đó hồn hoa ,hoa có hoa…?
Pham Huy Đăng.


CƠN LỐC

Rơi vào vùng xoáy mắt em
Sóng xô bờ vỡ khát thèm lửa thiêu

Bước chân bay bổng cánh diều
Hương cau hương bưởi trắng chiều mây bay

Gió đổi hướng em vần xoay
Rơi anh ngậm bói đắng cay câu Kiều….
Pham Huy Đăng.

Đề tích sở kiến xứ.

Đề tích sở kiến xứ.
(Tôi không post được bản chữ Hán)
Thôi Hộ

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.

Nghĩa là:
Năm ngoái, ngày hôm nay, tại cửa này.
Mặt người, với hoa đào cùng đỏ tươi.
Mặt người không biết ở đâu?
Hoa đào, vẫn như cũ, đang cười gió xuân.




Ngày nay, năm ngoái, cửa này.
Má hồng, người đẹp nhuộm say ánh đào.
Bây giờ nàng ở nơi nao?
Hoa đào vẫn thế, cười chào gió xuân.
VHKT 1971- Chợ Lách


Bài thơ dịch sang tiếng Anh :

Last year, today, at this gate,
Lady’s face and cherry flower were both pink.
Where is the beautiful face?
Cherry flowers still smile in Spring Wind.
VHKT 2001- LA California.

hương nhu

Là một cụm cây um tùm sau hè nhà Nội, còn vướng lại trong ký ức tuổi thơ thơm thơm những mùi hương.

Cứ mỗi mùa Đông, mùi hương nhu lại tỏa ngập ba gian nhà gỗ. Là ông (bà) Nội, cũng có thể là chú, thím, o đang nấu nước tắm. Mùa Đông, mưa lâm thâm, không được chạy lon ton ra bến Ghềnh (gọi là bến Ghềnh ví có rất nhiều đá tảng, rất to và gập ghềnh) ùm xuống làn nước lạnh teo, nên mỗi tuần bị đè ra "lột da" 1-2 lần. Hihi. Lột (tắm í) xong là người thơm lắm. Thơm từ chiếc áo mỏng trong cùng, thơm ra tới tận chiếc áo len dày sụ. Áo len có nhiều sợi là thế cũng không thể níu giữ được mùi hương ấy, mùi của hương nhu nồng nồng quyện với lá bưởi dìu dịu cứ thế mà tự nhiên sà xuống chăn, trốn vào gối và nằm lại trong những vân gỗ nâu của chiếc giường con, thơm suốt một mùa Đông xưa.

Con gái và... con nít miền quê ấy bao giờ cũng có một mùi thơm đặc trưng từ lá cỏ. Thơm từ chân tóc đến tận ngón chân. Nội làm dấu em bằng mùi hương nhu thì phải (hay Nội muốn em lúc nào cũng là cô gái thơm thơm và nhu mì?) Nồi nước tắm của em bao giờ cũng chỉ toàn thứ lá có gân tia tía ấy + một tẹo màu xanh của bưởi cho hương thơm đằm lại. Lâu lắm rồi, không thấy ai nấu nước lá khi mùa Đông về. Góc hè nhà Nội, hương nhu cũng biệt dấu. Nhưng vườn nhà em ở BD thì vẫn còn. hihi. Có cả hương nhu và bưởi đấy nhé! Lúc nào về, em cũng ra đấy, bứt vài lá nho nhỏ, vò vò trong tay rồi đưa lên mũi hít hà. Em vẫn "thơm" từ đầu đến chân đấy, hương nhu nhắn giùm cho Nội yên tâm!

Trà Cúc.
http://tracuc.blogspot.com/2007/11/hng-nhu.html

1/Mau mau khai khẩu hoàn và tốc tốc hành tẩu cao.

Tôn Ngộ Không bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên đem về chân kinh, bản thân cũng trở thành Phật. Từ đấy cũng không có yêu quái nào để đánh dẹp, cả ngày ăn xong rồi ngũ, rất buồn chán.
Một hôm, Ngộ Không bổng nghe ngoài cửa có tiếng người kêu: “Hầu ca có ở nhà không?”
“A, là Bát Giới đã đến, mời vào!”
“Ơ.... đệ vào không được, hay là huynh ra đây đi.”
Trư Bát Giới từ lúc làm Tịnh Đàn Sứ Giả, ăn càng nhiều hơn, càng lúc càng mập, cho nên chê cửa nhà của Ngộ Không nhỏ, chui không vào được.
Ngộ không nhìn thấy Bát Giới liền hỏi: “sư đệ, xem ra cuộc sống của đệ rất tốt có phải không?”
Bát Giới xoa xoa bụng nói: “Ôi, vẫn không tồi. Hầu ca, huynh cần phải chúc mừng đệ đấy.”
“Ơ, có việc gì vui vậy?”
“Đệ lập tức phải trở về Trang Cao lão rồi, đệ phải làm ba!”
Không ngờ Ngộ Không nghe xong câu nói này, liền thở ra một hơi dài “ôi......”
Bát Giới không vui hỏi: “Huynh, huynh đây là ý gì vậy?”
Ngộ Không nói: “chỉ là nhớ đến lão tôn ta vẫn là một con khỉ đá, không thể làm cho vợ sinh con được, cho nên mới buồn.”
Bát giới cụp xuống đôi tai, suy nghĩ một lát rồi nói: “đệ đã có cách. Huynh đừng buồn, đi cùng đệ!”
“Đi đâu vậy?”
“Đến đó rồi huynh sẽ biết!”
Bát Giới kéo lấy Ngộ Không nhảy lên trên một đám mây, trong chớp mắt đi vượt qua bao nhiêu là núi sông thành trì. Không bao lâu sau, đã đi đến một quốc gia. Ngộ Không nhìn kĩ: trong thành ngoài thành đều là phụ nữ, không có một người đàn ông.
“Ơ, đây không phải là Tây Lương nữ quốc trên đường lấy kinh chúng ta đã đi qua sao?”
“Đúng vậy. Ngoài thành có con sông, chúng ta đi đến bên sông đi.”
Bát Giới kéo dắt Ngộ Không đến bên sông, nhìn thấy có một số thiếu nữ trẻ đang dùng gáo múc nước sông uống vào bụng. “Huynh còn nhớ không? Đây gọi là sông mẫu tử. Năm đó đệ và sư phụ chính là uống nước này, đã biến thành cái bụng to.”
“Ơ!” Ngộ Không chợt hiểu ra, “đệ là muốn tôi cũng uống nước này sinh con có phải không?”
“Thấy thế nào?”
Ngộ Không do dự một lát, cuối cùng cúi đầu miễn cưỡng: “thôi vậy, vì để có đời sau, đành phải làm cách này vậy. Song hay là ta trốn vào trong đám mây, để trách bị người cười chê.”
Ngộ Không nhảy cái vù lên trên đám mây, ẩn mình xong, hướng về sông mẫu tử dùng sức hút, một tiếng “xuỵt”, lập tức nước sông cuộn ngược lên trên, bị hút vào trong bụng Ngộ Không.
Nói ra cũng lạ, nước này vừa uống vào, bụng của Ngộ Không đã khó chịu rồi. “Ây da, ây da! mau đi về thôi.” Còn chưa về đến nhà, cái bụng đã nhô cao lên rồi.
Bát Giới đưa Ngộ Không đến trước cửa nhà, nói với Ngộ Không: “muốn có con thì không thể sợ đau. Hầu ca, huynh chịu đựng chút đi, đệ phải về trang Cao lão chăm sóc vợ đệ đây.
Sau khi Bát Giới đi rồi, Ngộ Không ở trong nhà đau đến lộn ngược cả đầu: “đau chết ta vậy! Con của ta, con mau ra đây đi!”
Cái bụng càng lúc càng to, càng lúc càng đau. Ngộ Không chỉ cảm thấy một nắm thịt từ trong bụng cứ mãi nhú lên, nhú qua khỏi ngực, nhú đến yết hầu, nói thời gian chậm thì thời gian lại nhanh, “a____” cục thịt đó từ trong yết hầu của Ngộ Không nhảy ra ngoài, được Ngộ Không một tay tóm lấy.
Ngộ Không vừa nhìn, là một con khỉ nhỏ giống mình như đúc, thật đáng yêu: “ha ha, ta có con rồi!”
Lại nói về Trang Cao lão. Cao tiểu thư đang đẻ. Hai ông bà viên ngoại ở ngoài giữ cửa. Cao phu nhân cúi đầu một cách cung kính niệm Phật, chúc cho con gái hạ sinh bình an. Còn Cao viên ngoại, một lòng mong muốn một đứa bé bụ bẩm.
“Viên ngoại, phu nhân, tiểu thư sinh rồi! “ bà đở cuối cùng cũng từ trong phòng ôm ra một đứa bé sơ sinh.
Hai ông bà lão quá vui mừng, tranh nhau lên trước để xem_____ “Á!” Hai ông bà giật cả người.
Bấy giờ Trư Bát Giới vừa đến, xông vào đến cửa liền hỏi: “sinh rồi chưa?____” Trư Bát Giới đón lấy đứa trẻ sơ sinh, “ây da, con trai xinh quá, thật giống ba quá!”
Cao viên ngoại khóc than nói: “còn xinh đẹp nữa sao, thật là một tiểu quái vật!”
Cao phu nhân nói: “ngay tiếng khóc đều giống heo kêu!”
Bát Giới vừa nghe, không vui nói: “hừ, cho dù ông ngoại, bà ngoại không thích đứa cháu ngoại này, lão Trư ta sẽ ôm nó đi lên trời, tôi sẽ nuôi nó! Cha con ta đi nào!” Nói xong lập tức nhảy lên đám mây, tay ôm con trai bay trở về thiên đình.
Ngộ Không đang trêu đùa con trai: “con trai à con trai, không biết chú Bát Giới sinh cho con là một đứa em trai hay là một đứa em gái đây?”
Bát Giới vừa về đến đem đứa con trai của mình đẩy về phía trước: “nhìn xem, chúng ta là hai lão ca, chúng nó là hai tiểu ca!”
Ngộ không liền nói: “ta tên gọi Tôn đãi Thánh, con trai ta sẽ gọi là Tôn tiểu Thánh. Bát Giới, con trai đệ có thể gọi là Trư Tiểu Giới.”
Bát Giới không tán thành: “không được, cấm cái này, cấm cái kia, cấm đến khổ chết đi. Đệ thật không muốn để cho con trai lại chịu khổ. Đệ tên tục gọi là Trư Ngộ Năng, con trai đệ sẽ gọi là Trư tiểu Năng vậy.”
Tên của 2 tiểu ca cứ như thế mà gọi. Nhưng Ngộ Không phát hiện Tiểu Thánh chỉ biết hét loạn xạ “ a, a”, không biết kêu “ba ba”, đây lại là sự việc cấp bách của con người. Vì việc này, Ngộ Không vội vàng đến núi Lạc Già Nam Hải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát.
“Bồ Tát, Bồ Tát, mau cứu con trai tôi, nó một câu nói đều không biết nói!”
Quan Âm Bồ Tát hỏi: “con trai ngươi sinh được mấy ngày rồi?”
Ngộ Không trả lời nói: “đã 3 ngày rồi.”
Bồ Tát cười nói: “Đại Thánh, ngươi cũng quá nóng vội rồi. Đã chạy đến cầu ta, ta sẽ cho ngươi một viên “mau mau khai khẩu hoàn” vậy.
Ngộ Không liền nói: “sư đệ Bát Giới của tôi cũng sinh một đứa con, viên thuốc này ngài nên cho tôi 2 viên mới được.”
“Con khỉ nhà ngươi lại biết được đằng chân, lân đằng đầu.” Quan Âm Bồ Tát đành phải lại lấy ra một viên thuốc nữa, “thì cho ngươi một viên nữa đấy.”
Ngộ Không đi về, để cho Tiểu Thánh và Tiểu Năng nuốt “mau mau khai khẩu hoàn”. Ôi thật linh nghiệm, hai viên thuốc này vừa vào đến yết hầu, đã cất tiếng kêu “ba ba! ba ba!” không ngừng, vui đến Ngộ Không Bát Giới đều đồng ý quá đi.
Nhưng Ngộ Không vẫn còn tâm sự: “tuy rằng các con đã có thể nói được, nhưng đi đứng còn chưa vững, có chút lắc lư.”
“Lần này đệ đi nghĩ cách!” Bát Giới xung phong.
Không bao lâu sau, Bát Giới chạy trở về mặt đầy mồ hôi, trong tay đang nắm 2 bộ thuốc cao dán: “đây là...... đây là đệ từ chổ Thái Thượng Lão quân xin được đấy...... ‘Tốc tốc hành tẩu cao’, mau dán cho các con đi!”
Một bộ thuốc cao dán có hai miếng, một miếng có chữ “hành”, một miếng có chữ “tẩu”, chia ra dán trên chân trái chân phải. Sau khi dán lên miếng “Tốc tốc hành tẩu cao”, Tiểu Thánh và Tiểu Năng lập tức chạy xa như một làn khói, Ngộ Không Bát Giới ở phía sau lo lắng vừa đuổi theo vừa hét: “cẩn thận đấy đừng để té đấy!”
Từ đấy về sau, Ngộ Không Bát Giới thường vì con trẻ cầu thầy tìm thuốc. Ngộ Không chê con trai quá ốm, đi tìm Đông Hải Long Vương xin về trái táo biển có thể làm cho người lớn mập ra; Bát Giới lại sợ con trai mắc phải chứng béo phì, từ chổ Nam cực tiên ông tìm về rượu giảm béo. Kết quả thế nào đây? Tiểu Thánh cắn một miếng táo biển, mập đến ngay cả đường đi đều đi không được nữa, Bát Giới phun rượu giảm béo lên người Tiểu Năng, Tiểu Năng ốm đến chỉ còn lại bộ xương, ây da, thật là đáng thương.
Tiểu Thánh liền đem trái táo biển tặng cho Tiểu Năng, nói: cho đệ cái này, đệ mau trở lại hình dáng ban đầu đi.”
Tiểu Năng đem trái táo biển cắn một miếng nhỏ. Quả nhiên, nó lại trở lại hình dáng ban đầu béo lùn chắc nịch. Tiểu Năng lấy rượu giảm béo đổ một chút vào trong miệng, phun vào Tiểu Thánh một cái “phù”____Tiểu Thánh lại giống hình dáng ban đầu nhẹ nhàng linh hoạt.
Nhìn thấy các con ném đi trái táo biển và rượu giảm béo chạy đi chơi đùa, hai người lớn gượng cười lắc lắc đầu:
“Bận rộn cả buổi uổng công.”
“Ôi, ai biểu chúng ta làm ba làm chi.”

Thoáng một chút Thiền

Ma trận

Người từ ma trận vào đời
Quẩn quanh cũng chẳng thoát rời sợi dây
Phải chăng thực thể là đây
Hay ngàn ảo giác giăng đầy thần kinh
Đôi khi ngờ vực chính mình
Có hay không có, tâm linh mịt mùng
Suốt đời mong một tiếng cồng
Vang rền trí não, giải công án này.


Phạm Doanh

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

Mười cơn dị mộng




MỘNG DU 1

Dĩ thê ly biệt
Kỳ mộng phong nguyệt
Kinh ố thanh tâm
Tự kỷ khắc nghiệt

Hồn ta ngập chốn ao tù
Từng đêm mộng mị hoang vu cuối nguồn
Công viên cây lá rủ buồn
Thấy ngày còn bé tắm truồng dưới mưa
Thấy ta cạo tóc trái dừa
Yêu bao nhiêu bận vẫn chưa ngút ngàn
Yêu như nguyên thủy hồng hoang
Yêu quên mất nghĩa đá vàng với em
Bàng hoàng tỉnh giấc trong đêm
Ngỡ thân người lạ còn mềm trong tay
Thủy chung ta giữ ban ngày
Nhưng trong giấc ngủ hồn say sóng tình
Đam mê bên những bóng hình
Đam mê bên những bóng hình không quen
Có khi dáng dấp như em
Có khi ta gọi cùng tên cũng ừ
Em đi cho đến bao chừ
Để ta mê ngủ mộng du chốn tà
Em về vớt lại hồn ta
Em về đuổi những bóng ma trên giường.

Phạm Doanh

Một lần lạc lối, một đời băn khoăn

Một lần lạc lối, một đời băn khoăn

Cái tâm bất toại

Màn mưa giăng chuỗi hạt dầm
Gió về trong tiếng thì thầm cỏ hoang
Ngang trời mây xóa nắng vàng
Bước trầm tư bỏ địa đàng phía sau
Một vùng tâm khảm nát nhàu
Con đường vô định bụi ngầu vết chân
Cuộc đời chắc đã bao lần
Để niềm nghi hoặc xám dần vành môi
Hình như trong mỗi con người
Cái tâm bất toại có thời sơ sinh
Mang theo vào cuộc đăng trình
Đến hay không đến, vô tình chẳng hay
Ngẩn đầu hứng hạt mưa bay
Trên bờ sông vắng chiều nay lỡ đò.

Phạm Doanh

Niềm Đau Vong Quốc

1.
Sầu viễn xứ

Đếm bước lang thang trong phố nhỏ
Lòng sầu như ngọn gió heo may
Giờ này thiên hạ đang yên giấc
Chỉ có mình ta dưới mưa bay
Bao năm mang nỗi sầu viễn xứ
Tóc bạc khi nào sao chẳng hay
Thành sầu ta phá trong men rượu
Đêm nay ắt hẳn có người say.

Phạm Doanh

Túy Ca - Tình Khúc Người Say

Túy Ca - Tình Khúc Người Say (5)

Có niềm hoảng sợ

Mù khơi lạc cõi con người
Mối sầu vô tận giận đời trắng tay
Nhiều khi đang giữa cơn say
Nghe dòng nước lạnh dội ngay tâm hồn
Bỏ chai rượu chẳng hết buồn
Bỏ em chẳng hết cội nguồn khổ đau
Nhiều khi đang giữa canh thâu
Trong cơn mộng mị biết đâu lối về
Tưởng chừng trăm chiếc bóng đè
Có niềm hoảng sợ bốn bề vây quanh.

Phạm Doanh

Thơ Đường Luật Phạm Doanh

Mười năm tử biệt

Gió hú chiều nay lộng đỉnh trời
Miền quan ải lạnh, lạnh hồn tôi
Mênh mang triền núi vầng mây phủ
Lãng đãng ven sông nhánh cỏ trôi
Phong cảnh tạc thành tranh thủy mạc
Thiên nhiên hòa với mộng xa vời
Mới đây ngày ấy cùng vui bước
Mà đã mười năm tử biệt rồi .

Phạm Doanh